Nhà ống là những thiết kế kiến trúc phổ biến trong đô thị hiện nay. Yếu tố về phong thủy là khá cần thiết giúp gia tăng vận khí và tài lộc cho gia chủ. Chính vì thế việc thiết kế kiến trúc phong thuỷ cho nhà ống cần lưu ý rất nhiều yếu tố. Nếu như bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy theo dõi ngay bài viết sau đây nhé.
Đặc điểm của thiết kế kiến trúc phong thuỷ cho nhà ống
Nhà ống luôn mang một đặc điểm đó là không gian mỗi nhà hay bị kẹp giữa 2 bức tường. Cụ thể hơn là nhiều nhà bên cạnh cao hơn nên hình thành một loại trường khí không tốt. Khu vực này hút gió, gió lùa khá mạnh kéo theo bụi ảnh hưởng không tốt đến những người sống tại đó. Hai nhà hàng xóm đối diện cửa nhau cũng là một dạng hút gió và phong thủy không tốt.
Với những không gian nhà thông thường bếp hay đặt ở tầng 1 và tầng 2 là phòng ngủ. Tuy nhiên với nhà ống thì khá bất hợp lý. Vì theo phong thủy hiện tượng bếp đốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý. Thêm một đặc điểm nữa của nhà ống đó là các cửa thường cùng 1 mặt trước nhà phố. Điều này gây ra sự thiếu hài hòa âm dương.
Bí quyết thiết kế kiến trúc phong thuỷ cho nhà ống
Cần căn cứ theo không gian để thiết kế, bố trí cửa sao cho hợp lý. Gia chủ cần tránh đặt bếp thẳng với giường ngủ hướng bên trên để không gây tổn hại đến sức khỏe, tâm lý. Không gian nhà ống thường ít ánh sáng vì vậy nên thiết kế giếng giời để lấy ánh sáng tự nhiên. Nếu như có điều kiện có thể thiết kế sân vườn phía trước đem lại không gain thiên nhiên và thanh lọc không khí căn nhà.
Cầu thang là một yếu tố vô cùng quan trọng về phong thủy trong nhà ống. Đây là nơi khí vận động mạnh, giúp các dòng khí lan tỏa khắp trong nhà. Do đó vị trí đặt cầu thang cần hết sức lưu ý. Không nên đặt cầu thang ở giữa nhà, thẳng hàng với cửa ra sao vì sẽ ảnh hưởng đến vận khí của cả căn nhà.
Tóm lại việc thiết kế kiến trúc phong thuỷ cho nhà ống cần lưu ý khá nhiều yếu tố. Nếu như bạn đang sở hữu một căn nhà ống có diện tích nhỏ hẹp thì không nên bỏ qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trên đây.