Phong cách kiến trúc tân cổ điển là gì, nguồn gốc và đặc điểm như thế nào hay kiến trúc này có gì khác với phong cách cổ điển… là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ những công trình kiến trúc phong cách này đang được xây dựng và đang được nhiều người yêu thích hiện nay. Để hiểu hơn về phong cách tân cổ điển hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Phong cách kiến trúc tân cổ điển là gì
Kiến trúc tân cổ điển là một trong những trào lưu tân cổ điển tạo ra bắt nguồn giữa thế kỷ 18. Kiến trúc tân cổ điển thuần túy là sự kết hợp chủ yếu giữa kiến trúc cổ đại Hy Lạp và nguyên tắc kiến trúc của Vitruvius và phong cách của kiến trúc sư người Ý Andrea Palladio vì thế nó có đặc điểm của những hệ thức cột, quy tắc hài hòa và cân xứng trong thiết kế.
Kiến trúc tân cổ điển là một phản ứng chống lại phong cách trang trí tự nhiên với nhiều hoa văn họa tiết của Rococo, về công thức kiến trúc nó như là sự phát triển của một số đặc điểm của Baroque muộn. Có thể nói rằng kiến trúc này kế thừa kiến trúc cổ điển và phát huy sáng tạo để phù hợp với từng thời điểm, thẩm mỹ không igan.
Hiểu một cách đơn giản hơn phong cách kiến trúc tân cổ điển là sự kết hợp của kiến trúc cổ điển cộng hưởng của hiện đại vì thế nó vừa có vẻ đẹp quyền quý, sang trọng xa hoa vừa giữ nét đẹp phóng khoáng tươi trẻ.
Nguồn gốc của kiến trúc tân cổ điển
Kiến trúc Tân Cổ điển có nguồn gốc từ kiến trúc cổ điển của La Mã, Hy Lạp cổ đại. Vào khoảng 1750, với sự phản ứng đối với các hình thức baroque và rococo muộn, các nhà lý thuyết kiến trúc đã tạo ra một phong cách mới gọi là kiến trúc tân cổ điển, với ý thức và nghiêm tú cố gắng mô phỏng sự cổ xưa, được hỗ trợ phát triển bởi các nhà khảo cổ học cổ điển với mong muốn một kiến trúc dựa trên những nguyên tắc rõ ràng và hợp lý.
laude Perrault, Marc-Antoine Laugier và Carlo Lodoli là một trong những nhà lý luận đầu tiên của chủ nghĩa Tân cổ điển, trong khi Étienne-Louis Boullée, Claude Nicolas Ledoux, Friedrich Gilly và John Soane được xem là những người có ảnh hưởng lớn đến nền kiến trúc này. Trong giai đọa 1750 kiến trúc tân cổ điển giữ một vị trí đặc biệt và phát triển mạnh mẽ.
Kiến trúc tân cổ điển trong tiếng anh là “Neoclassical Architecture” ( chữ neo tiếng gốc trong tiếng Hy Lạp cổ νέος – néos nghĩa là mới, hồi sinh, cải biến, tân tiến) như sau : “Là sự hồi sinh của phong cách cổ điển trong suốt thế kỷ 18 và đầu thế kỉ 19.
Phong cách kiến trúc tân cổ điển đặc trưng bởi quy mô, sự đơn giản từ hình khối nhắc lại những chi tiết hệ thức cột, chủ yếu là là Doric. Các cột này được sử dụng để tạo nên ấn tượng và ưu tiên những mảng tường trống. Vẻ đẹp đơn giản tinh tế mang tính cổ xưa dường như đã đánh bại sự thái quá của phong cách Rococo vốn nặng về hình thức trang trí có phần rườm rà.
Chủ nghĩa tân cổ điển được bắt đầu ở Pháp và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ ở Hoa Kỳ và châu Âu ở thế kỷ 18,19 được thể hiện qua hàng loạt công trình kiến trúc xây dựng như cung điện, bảo tàng, thư viện, trường học, nhà ở….
Đến những năm đầu thế kỷ 20, kiến trúc tân cổ điển được chuyên sang một giai đoạn mới được gọi là “Hồi sinh cổ điển” – Classical Revival, với việc tối giản những hoa văn họa tiết hơn phù hợp với xu hướng hiện đại, tối giản hóa những hình thức trang trí rườm rà song vẫn sở hữu vẻ đẹp tinh tế nhẹ nhàng và kiêu sa
Kiến trúc tân cổ điển ở Việt Nam
Kiến trúc tân cổ điển bắt đầu du nhập vào Việt Nam trong bối cảnh nước ta bị thực dân Pháp xâm lược gần 100 năm
Tuy nhiên để phù hợp với thời tiết khí hậu, văn hóa cũng như lối sống sinh hoạt ở Việt Nam, các công trình kiến trúc không còn được giữ nguyên bản giống như kiến trúc tân cổ điển châu âu mà được chỉnh sửa cho phù hợp từ đó dần hình thành một phong cách mới đó là kiến trúc Đông Dương ( Indochine Architecture) hay Kiến trúc thuộc địa Pháp ( French Colonial) được thể hiện rất rõ trong những công trình công quyền thời Pháp thuộc còn sót lại.
Các công trình kiến trúc được thiết kế xây dựng theo phong cách này có thể kế đến như Phủ Chủ tịch (trước đây là Phủ Toàn quyền Đông Dương – 1902), nhà Khách chính phủ (1919),..
Sau giai đoạn giải phóng và thống nhất đất nước, một lượng lớn “du học sinh” và “nghiên cứu sinh” có cơ hội sang Nga, các nước Đông Âu hay Hoa Kỳ rồi trở về xây dựng theo ý kiến chủ quan cũng từ đó mà kiến trúc tân cổ điển được thịnh hành trở lại.
Nếu như kiến trúc tân cổ điển xưa gắn liền với nét đẹp hoa văn nặng về thiên hướng cổ điển nhiều hơn tuy nhiên hiện nay với sự phát triển mạnh của phong cách hiện đại, kiến trúc tân cổ điển được “biến hóa” pha trộn hơn để phù hợp với xu hướng cũng như mỹ quan của chủ đầu tư.
Có thể thấy rằng kiến trúc tân cổ điển xuất hiện từ rất lâu song đến nay nó vẫn được nhiều gia chủ yêu chuộng và lựa chọn phong cách này nó không gian sống nhà mình. Những từ ngữ thường được miêu tả cho kiến trúc này như “vẻ đẹp vượt thời gian”, sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đệp sang trọng, đẳng cấp, trang nhã hài hòa cho không gian sống” hay vẻ đẹp lãng mạn, tinh tế cho không gian.
Đặc điểm của phong cách kiến trúc tân cổ điển
Kiến trúc xa hoa lộng lẫy
- Những công trình kiến trúc tân cổ điển luôn gây ấn tượng với vẻ đẹp xa hoa lộng lẫy với nét đẹp của những hoa văn phào chỉ được chạm khắc hài hòa tinh tế theo những tỉ lệ phù hợp nhằm nâng tầm đẳng cấp của công tình.
- Việc sử dụng những hệ thức cột của kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại ở những hệ sảnh cũng góp phần nâng tầm sự bề thế, đổ sộ hơn cho công trình.
- So với trước kia, kiến trúc tân cổ điển vẫn thể hiện được vẻ đẹp quyền quý song dường như để phù hợp với thẩm mỹ, bối cảnh xung quanh kiến trúc tân cổ điển hạn chế hơn những hoa văn họa tiết cầu kỳ.
- Những hệ mái mansard, mái vòm là những đặc trưng của kiến trúc này. Hệ mái sở hữu nhiều ưu điểm và thiết kế cầu kỳ mang lại tính thẩm mỹ cao cho toàn bộ công trình.
Cân bằng và đối xứng
- Cân bằng và đối xứng là một trong những nét đặc trưng tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ điển cũng như tân cổ điển. Những đường nét thiết kế luôn có sự chuẩn xác theo những tỉ lệ, nguyên tắc nhất định.
- Nguyên tắc đối xứng trong thiết kế nội thất phong cách tân cổ điển được xem là công cụ quan trọng để thể hiện tính cân bằng, ổn định góp phần làm nổi bật trọng tâm của không gian. Khái niệm cân bằng được đánh giá từ chiều dài, chiều rộng, chiều cao đến cách bố trí các vật dụng trong nhà.
Vật liệu nội thất sang trọng
- Kiến trúc tân cổ điển hiện nay có xu hướng “hiện đại hóa” các vật liệu trở nên đa dạng hơn song những chất liệu như gỗ tự nhiên, đá tự nhiên, pha lê hay kim loại bằng chất liệu cao cấp thường được thường xuyên sử dụng nhằm nâng tầm đẳng cấp của ngôi nhà.
- Chất liệu gỗ tự nhiên được ứng dụng trong nội thất như trần tường hay những bộ bàn ghế sofa, giường ngủ, tủ quần áo
- Đá tự nhiên được ứng dụng nhiều trong sàn nhà, đá ốp tường đặc biệt là khu vực phòng khách tân cổ điển hiện nay chất liệu đá cẩm thạch rất được yêu chuộng
- Yếu tố hiện đại được kết hợp trong kiến trúc tân cổ điển vì thế nội thất tối giản hơn những hoa văn họa tiết thay vào đó là những đường cong nét đẹp uyển chuyển với tính thẩm mỹ cao không quá nặng nề như ở kiến trúc tân cổ điển.
Đó là những nét đặc trưng của phong cách kiến trúc tân cổ điển nói chung, ngoài ra các khối nhô hay lùi với những hiệu ứng ánh sáng và bóng tối bằng phẳng hơn, điêu khắc phù điêu cũng phẳng hơn và đặc biệt có xu hướng làm chìm những trụ gạch, dạng viện hoặc các tấm. Các chi tiết riêng lẻ được làm riêng nổi bật và kết nối với nhau một cách hoàn hảo hơn.
Mẫu thiết kế tân cổ điển đẹp tại Công ty TNHH Kiến trúc – Xây Dựng Hồng Phát
Biệt thự tân cổ điển 3 tầng
Biệt thự tân cổ điển 4 tầng